Hiệu quả - Tin cậy - An toàn

Thiết kế kho hàng hiệu quả với 3 Warehouse Layout phổ biến

(Cập nhật: 16/05/2023)

Thiết kế kho hàng là một công việc phức tạp với nhiều yếu tố như: dòng hàng hóa, bố trí không gian, thiết bị và hạ tầng… Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thiết kế sơ đồ chi tiết cần phải lựa chọn được một bố cục kho (Warehouse Layout) hiệu quả. Một bố cục phù hợp sẽ giúp cho hoạt động tại kho được vận hành một cách mạnh mẽ, nhưng nếu chọn Warehouse Layout không phù hợp lại dẫn đến nhiều trì trệ và lãng phí. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, hãy cùng VILAS tìm hiểu 3 warehouse layout thông dụng và được xem là có khả năng hỗ trợ tốt nhất cho hầu hết các hoạt động kho trong đa ngành.

Các khu vực phải có trong một kho hàng 

Trước khi thiết kế bố cục kho hàng, bạn cần nắm được các khu vực làm việc cần có để đảm bảo mình không bỏ sót các không gian chức năng quan trọng. Dưới đây là 5 khu vực cần phải có trong việc thiết kế 1 bố cục kho hàng hoàn chỉnh

5 không gian phải có trong kho hàng

5 không gian phải có trong kho hàng

    1. Khu vực xếp dỡ (Loading & Unloading) 
    2. Khu vực tiếp nhận (Reception)
    3. Khu vực lưu trữ (Storage)
    4. Khu vực đóng gói (Picking) 
    5. Khu vực gửi hàng (Shipping)

Trong điều kiện hoàn hảo, các khu vực trên được phân chia 1 cách rõ rệt để tối ưu được chức năng của các hoạt động trong kho. Việc phân chia khu vực cụ thể sẽ giúp việc quản lý hiệu quả và hạn chế được nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu không có đủ điều kiện việc diện tích. Bạn có thể sắp xếp không gian tích hợp nhưng cần đáp ứng 3 khu vực cơ bản là : Inbound, Storage và Outbound. Ngoài ra còn có các lối đi, khu vực trống hoặc Value Added Services (VAS)

3 loại Layout phổ biến trong thiết kế bố cục kho hàng

U – Shaped Layout (Thiết Kế Kho Hàng Chữ U)

U - Shaped Layout bố cục Kho Hàng Chữ U

U – Shaped Layout (Thiết Kế Kho Hàng Chữ U)

Bố cục chữ U được xem là bố cục phổ biến nhất, vời bởi sự đơn giản và khả năng nhân bản ở hầu hết các nơi. Trong thiết kế kho hàng dạng này, khu vực nhận hàng (Loading Area) và khu vực gửi hàng (Shipping Area) được sắp xếp gần như là gần kề nhau.

Để hoạt động hiệu quả khu vực tiếp nhận (Reception Area) được đề xuất nằm ngay sau khu vực nhận hàng và khu vực đóng gói (Pitching Area) được đặt trước khu vực gửi hàng

Hàng hóa nhận sẽ được tập kết và xử lý ở Reception Area trước khi được đưa vào các khu vực lưu trữ (storage area) phía sau của kho hàng. Tùy theo tính năng động của sản phẩm mà hàng hóa sẽ được chia theo 2 khu vực:

  • Dynamic storage: Khu vực lưu trữ động dành cho các hàng hóa có thời gian lưu kho ngắn, bán chạy hoặc có sự thay đổi thường xuyên về mặt số lượng, hình thái …
  • Static storage: Khu vực lưu trữ tĩnh dành cho các hàng hóa có tính ổn định/ có số lượng lớn/ khu vực lưu trữ đặc thù.

I – Shaped Design (Thiết Kế Kho Hàng Chữ I)

I - Shaped Design (bố cục Kho Hàng Chữ I)

I – Shaped Design (Thiết Kế Kho Hàng Chữ I)

Bố cục chữ I được xem là bố cục tối ưu nhất cho dạng kho có khối lượng luân chuyển lớn do có thể cắt giảm được số lượng lối đi và đoạn đường của các xe nâng. Với bố cục kho hàng dạng này, khu vực nhận hàng ở một đầu và giao hàng ở đầu bên kia, khu vực lưu trữ sẽ nằm ở giữa rất phù hợp với nguyên tắc quản lý FIFO. Hàng hóa với thường xuyên đi hơn sẽ ưu tiên ở gần khu vực shipping hơn.

Một trong những điểm mạnh của bố cục chữ I là có thể mở rộng không gian Loading và Shipping được đặc ở 2 đầu khác nhau khả năng tạo ra được nhiều cửa hơn để dòng hàng hóa được triển khai thuận lợi và giảm thiểu rủi ro về mặt quản lý. Mô hình cross docking thường được vận hành với bố cục này.

L – Shaped Layout ( Thiết Kế Kho Hàng Chữ L)

3 Warehouse Layout cần phải biết trước khi thiết kế kho hàng

L – Shaped Layout ( Thiết Kế Kho Hàng Chữ L)

Với bố cục chữ L, Khu vực xếp dỡ và giao hàng sẽ ở 2 cạnh liền kề của kho hàng, phần bên trong sẽ tối ưu cho không gian lưu trữ. Bố cục kho hàng chữ L cũng giảm thiểu đáng kể sự tắc nghẽn trong kho hàng.

Bố cục kho hàng dạng này được xem là tối ưu cho hoạt động lưu trữ, phân loại và bổ sung hàng hóa 

4 Nguyên tắc quan trọng để lựa chọn bố cục kho hàng phù hợp

Tùy theo mục tiêu đặc thù của kho hàng mà người xây dựng sẽ lựa chọn bố cục phù hợp nhất với các điều kiện sẵn có. Nhưng dù mặt bằng nhà kho được phân chia như thế nào đi nữa thì bố cục chung cũng phải đáp ứng 4 nguyên tắc sau:

  1. Mức độ cung cấp dịch vụ (Customer Service Level )
  2. Dòng chảy nguyên vật liệu (Material Flow )
  3. Tiết kiệm chi phí (Lowest cost)
  4. Các hoạt động đặc thù của kho (Type of Activities)
3 Warehouse Layout cần phải biết

4 bước quan trọng trước khi thiết kế kho hàng

Bên cạnh đó để thiết kế một kho hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần dựa trên 5 Quy tắc vàng sau:

  • Xác định mục tiêu của kho hàng

Các mục tiêu doanh nghiệp đặt ra cho kho hàng của mình sẽ ảnh hưởng đến kích thước, thiết kế, tỷ lệ kho trong nhà so với không gian sân bên ngoài, vị trí, kích thước và thành phần cấu trúc, cùng với các quy định được thực hiện cho việc lắp đặt và phân chia thiết bị chuyên dụng giữa kho và không gian làm việc.

  • Lựa chọn địa điểm

Vị trí kho hàng tối ưu nhất là khi doanh nghiệp mặc dù nhấn mạnh hơn vào việc định vị kho đủ gần khách hàng để giúp nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng đồng thời không gây khó khăn cho phía cung ứng.

  • Kế hoạch thiết kế cho từng kho riêng biệt

Nếu đã quyết định về số lượng kho cần thiết và xác định được các vị trí kho phù hợp, điều tiếp theo mà doanh nghiệp phải nghĩ đến đó chính là thiết kế về kết cấu và quy mô của từng kho, nhằm đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất.

  • Áp dụng phương pháp FAST khi thiết kế mặt bằng

Bốn yếu tố quan trọng luôn xuất hiện khi thiết kế hoặc bố trí bất kỳ cơ sở lưu trữ hoặc phân phối nào chính là FAST (F – Flow (Dòng chảy); A – Accessibility (Khả năng tiếp cận); S – Space (Không gian); T – Throughput (Thông lượng). Nhằm mục đích đạt được sự cân bằng, khi một yếu tố được xem xét và thay đổi, những yếu tố khác cần được xem xét và đánh giá lại về tác động tổng thể của sự thay đổi đó.

  • Thiết kế kho hàng xanh

Kho hàng “xanh” là nơi không chỉ tối ưu về mặt hiệu suất mà còn là nơi góp phần cho việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm tối đa tài nguyên của doanh nghiệp. Các kho hàng này thường sử dụng các vật liệu cách nhiệt giúp tiết kiệm năng lượng và các vật liệu có đặc tính gây ô nhiễm thấp hơn như sơn chuyên dụng, chất kết dính, sản phẩm gỗ, chất trám và thảm, …

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM

TIN LIÊN QUAN