Khải Xuân (KXS): Trung Quốc, Lào và Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các kết nối đường sắt khu vực
(Cập nhật: 14/04/2023)Trong quý đầu tiên của năm 2023, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Đường sắt Trung Quốc-Lào tăng 274,4% so với cùng kỳ năm 2022. Theo dữ liệu hải quan từ thành phố Côn Minh của Trung Quốc, lượng hàng hóa vận chuyển dọc tuyến đường này trong 4 tháng đầu năm 2023 lên tới 1,033 triệu tấn.
Khối lượng tăng lên cũng tương ứng với nhiều chuyến tàu hơn. Dữ liệu từ cơ quan chức năng của Lào cho thấy 954 chuyến tàu chở hàng đã quá cảnh trên đoạn Lào của Đường sắt Trung Quốc-Lào, tăng 112,47% so với cùng kỳ năm ngoái. Có hơn 2.000 loại hàng hóa khác nhau trung chuyển dọc hành lang.
Hàng hóa từ Trung Quốc sang Lào chủ yếu là thiết bị cơ khí, đồ gia dụng, rau củ quả, hoa và linh kiện máy móc, còn hàng hóa từ Lào sang Trung Quốc chủ yếu là quặng kim loại, sắn, lúa mạch. Đây là một kết quả ấn tượng khi sau chỉ 16 tháng khai trường tuyến Đường sắt Trung Quốc-Lào vào tháng 12 năm 2021.
Ngoài ra, vào ngày 1/3/2023, Tập đoàn DEOCA (Đèo Cả), nhà đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam, đã ký thỏa thuận liên doanh với Công ty kinh doanh dầu mỏ PTL của Lào để nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Việt - Lào. Theo thỏa thuận, tuyến đường sắt này sẽ nối thủ đô Viêng Chăn của Lào với cảng Vĩnh An của Việt Nam. Tổng chiều dài của tuyến đường sắt sẽ là 554,7 km, với khổ tiêu chuẩn và tốc độ khai thác lên tới 150 km/h.
Quan trọng nhất, tuyến đường sắt mới theo kế hoạch sẽ kết nối với Đường sắt Trung Quốc-Lào và tận dụng lợi thế hàng hải của Vĩnh An, nơi hàng hóa sẽ đến bằng đường sắt và sau đó được vận chuyển trực tiếp đến các thị trường như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặc dù thỏa thuận vẫn đang ở giai đoạn khả thi, nhưng đã đưa ra một kế hoạch chi tiết mới cho tương lai của vận tải đa phương thức (đường sắt-đường biển) giữa Trung Quốc, Lào và Việt Nam.