Khải Xuân (KXS): Thúc đẩy ứng dụng cửa khẩu số để đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả thông quan hàng hóa
(Cập nhật: 02/03/2023)Việc triển khai đề án sử dụng nền tảng cửa khẩu số trong quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và phương tiện xuất nhập cảnh của các tỉnh biên giới nhằm minh bạch các thông tin về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp; qua đó hỗ trợ công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu biên giới tại khu vực cửa khẩu theo chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ.
Thực tiễn cũng cho thấy nền tảng cửa khẩu số giúp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu (XNK); tăng cường minh bạch hóa, hạn chế các tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động XNK; đảm bảo tính liên tục trong các hoạt động tại cửa khẩu. Trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, những nỗ lực số hóa đã góp phần hạn chế sự lây lan của dịch. Hệ thống cửa khẩu số sẽ tiếp tục đóng góp vai trò quan trọng trong hiện đại hóa các hoạt động kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Sau một năm triển khai nền tảng cửa khẩu số, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn đã triển khai 25 lần nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế tại cửa khẩu. Đến nay, nền tảng cửa khẩu số đã chạy ổn định, đa số các doanh nghiệp thành thạo khai báo thông tin trực tuyến và đã có hơn 1.400 doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên nền tảng cửa khẩu số.
Theo thống kê của UBND tỉnh Lạng Sơn, thông tin khai báo trực tuyến trên nền tảng cửa khẩu số đạt 238.713 phương tiện. Trong đó :
+ Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đạt 30.401 phương tiện xuất và 101.412 phương tiện nhập;
+ Tại cửa khẩu Tân Thanh đạt 62.000 phương tiện xuất và 44.900 phương tiện nhập.
Các đánh giá thực tiễn cho thấy khi sử dụng nền tảng cửa khẩu số, các DN chỉ phải kê khai thông tin một lần và kê khai được từ bất kỳ vị trí, thời gian nào. Thời gian kê khai thông tin hàng hóa chỉ mất từ 2 - 5 phút. Trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu liên quan đến nền tảng cửa khẩu số nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thông quan hàng hóa XNK được thông suốt và đạt hiệu quả cao.
Những kết quả tích cực bước đầu trong triển khai chuyển đổi số khu vực cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của tỉnh Lạng Sơn có thể mang lại nhiều kinh nghiệm, giá trị thực tiễn và tạo động lực nhân rộng, áp dụng cho tất cả các cửa khẩu trên toàn quốc. Thông qua đó góp phần hình thành hệ thống cửa khẩu số quốc gia, phục vụ cho quản lý nhà nước của Chính phủ và các địa phương, các lực lượng chức năng tại các khu vực cửa khẩu, đồng thời tăng cường tính minh bạch vả năng lực cạnh tranh cho lĩnh vực logistics hàng hóa xuất, nhập khẩu của nước ta.
Hộp 1: Kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh Lạng Sơn trong việc khắc phục các vướng mắc để mở rộng thực hiện Cửa khẩu số trên địa bàn
Thực tiễn cũng cho thấy nền tảng cửa khẩu số giúp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu (XNK); tăng cường minh bạch hóa, hạn chế các tiêu cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động XNK; đảm bảo tính liên tục trong các hoạt động tại cửa khẩu. Trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, những nỗ lực số hóa đã góp phần hạn chế sự lây lan của dịch. Hệ thống cửa khẩu số sẽ tiếp tục đóng góp vai trò quan trọng trong hiện đại hóa các hoạt động kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Sau một năm triển khai nền tảng cửa khẩu số, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn đã triển khai 25 lần nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế tại cửa khẩu. Đến nay, nền tảng cửa khẩu số đã chạy ổn định, đa số các doanh nghiệp thành thạo khai báo thông tin trực tuyến và đã có hơn 1.400 doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên nền tảng cửa khẩu số.
Theo thống kê của UBND tỉnh Lạng Sơn, thông tin khai báo trực tuyến trên nền tảng cửa khẩu số đạt 238.713 phương tiện. Trong đó :
+ Tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đạt 30.401 phương tiện xuất và 101.412 phương tiện nhập;
+ Tại cửa khẩu Tân Thanh đạt 62.000 phương tiện xuất và 44.900 phương tiện nhập.
Các đánh giá thực tiễn cho thấy khi sử dụng nền tảng cửa khẩu số, các DN chỉ phải kê khai thông tin một lần và kê khai được từ bất kỳ vị trí, thời gian nào. Thời gian kê khai thông tin hàng hóa chỉ mất từ 2 - 5 phút. Trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu liên quan đến nền tảng cửa khẩu số nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thông quan hàng hóa XNK được thông suốt và đạt hiệu quả cao.
Những kết quả tích cực bước đầu trong triển khai chuyển đổi số khu vực cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của tỉnh Lạng Sơn có thể mang lại nhiều kinh nghiệm, giá trị thực tiễn và tạo động lực nhân rộng, áp dụng cho tất cả các cửa khẩu trên toàn quốc. Thông qua đó góp phần hình thành hệ thống cửa khẩu số quốc gia, phục vụ cho quản lý nhà nước của Chính phủ và các địa phương, các lực lượng chức năng tại các khu vực cửa khẩu, đồng thời tăng cường tính minh bạch vả năng lực cạnh tranh cho lĩnh vực logistics hàng hóa xuất, nhập khẩu của nước ta.
Hộp 1: Kinh nghiệm thực tiễn của tỉnh Lạng Sơn trong việc khắc phục các vướng mắc để mở rộng thực hiện Cửa khẩu số trên địa bàn
Chuyển đổi số là một quá trình phức tạp và với nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, nhất là khi mặt bằng trình độ về công nghệ thông tin của các bên liên quan chưa được đồng đều.
Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện thành công nền tảng cửa khẩu số, tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu đơn vị tham mưu nâng cấp liên tục (25 lần) để phù hợp với tình hình thực tế tại cửa khẩu. Theo đó, đến nay, nền tảng cửa khẩu số đã chạy ổn định, đa số các DN thành thạo khai báo thông tin trực tuyến và đã có hơn 1.400 DN đăng ký tài khoản trên nền tảng cửa khẩu số. Ngoài ra, để hỗ trợ các DN XNK và các lực lượng chức năng, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông thành lập 7 nhóm zalo với hơn 1.000 thành viên hướng dẫn sử dụng và tiếp nhận các thông tin, phản ánh, vướng mắc, kiến nghị của DN và các lực lượng chức năng phát sinh trong việc sử dụng nền tảng cửa khẩu số nhằm khắc phục và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh. Thời gian đầu triển khai thí điểm, trung bình cán bộ hỗ trợ nhận được khoảng gần 300 thông tin phản ánh, tuy nhiên, đến nay, thông tin phản ánh giảm dần, mỗi ngày chỉ còn hơn 20 phản ánh của các DN, lực lượng chức năng. Trong đó, các thông tin phản ánh chủ yếu liên quan đến khai sai tờ khai của DN. Về việc nhân rộng mô hình này, theo Tổng cục Hải quan, để triển khai nền tảng cửa khẩu số tại các cửa khẩu biên giới đất liền có hiệu quả, tạo điều kiện cho việc đồng bộ, liên thông, các cục hải quan tỉnh biên giới cần tham mưu cho UBND tỉnh nhiều nội dung quan trọng trong thiết kế mô hình tổng thể cửa khẩu số và bố trí hạ tầng kỹ thuật tại các cửa khẩu biên giới
|
Theo quy định của Luật Hải quan, trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hiện nay, ngành Hải quan đang triển khai xây dựng Hải quan số với mô hình quản lý hải quan thông minh gắn với cửa khẩu số, trong đó Tổng cục Hải quan sẽ chủ trì đầu tư trang bị toàn bộ các máy móc, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các cửa khẩu như: máy soi container, máy soi hành lý, cân điện tử, camera giám sát, hệ thống barie điện tử, hệ thống thiết bị giám sát hành trình của phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, phương tiện tạm nhập tái xuất hoặc phương tiện thường xuyên qua lại biên giới để giao nhận hàng hóa, seal định vị điển tử. Các hệ thống này sẽ kết xuất, tích hợp với hệ thống thông quan hàng hóa, hệ thống quản lý phương tiện vận tải và thống nhất thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Hiện nay, ngành Hải quan đang triển khai xây dựng Hải quan số với mô hình quản lý hải quan thông minh gắn với cửa khẩu số, trong đó Tổng cục Hải quan sẽ chủ trì đầu tư trang bị toàn bộ các máy móc, thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các cửa khẩu như: máy soi container, máy soi hành lý, cân điện tử, camera giám sát, hệ thống barie điện tử, hệ thống thiết bị giám sát hành trình của phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, phương tiện tạm nhập tái xuất hoặc phương tiện thường xuyên qua lại biên giới để giao nhận hàng hóa, seal định vị điển tử. Các hệ thống này sẽ kết xuất, tích hợp với hệ thống thông quan hàng hóa, hệ thống quản lý phương tiện vận tải và thống nhất thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.