Khải Xuân (KXS): Ách tắc cảng biển hạ nhiệt ở châu Á nhưng vẫn căng thẳng ở Hoa Kỳ
(Cập nhật: 30/11/2021)Những ngày cuối tháng 11/2021, đã có những dấu hiệu cho thấy tình trạng tắc nghẽn đang giảm bớt trước kỳ nghỉ lễ tại các cảng lớn nhất châu Á. Đây có thể là một tín hiệu tích cực cho các cửa khẩu thương mại quan trọng ở Mỹ, nơi vẫn đang phải "chống chọi" với làn sóng hàng nhập khẩu "dồn dập" vào dịp cuối năm.
Tổng lưu lượng tại cảng Thượng Hải-Ninh Ba (Trung Quốc) trong tuần thứ 3 của tháng 11/2021 giảm 0,2% so với tuần trước và số lượng tàu cập các cảng Hồng Kông-Thâm Quyến giảm 10,4%.
Singapore, trung tâm thương mại lớn thứ ba của châu Á, đã chứng kiến mức giảm 14,7% về số lượng tàu đợi cập cảng so với tuần trước khi lượng hàng tồn đọng kể từ đầu tháng 11/2021 dường như đã được giải tỏa phần lớn.
Tuy nhiên, hàng đợi tàu thuyền trên khắp tuyến xuyên Thái Bình Dương vẫn tăng cao ở Los Angeles và Long Beach, California. Mức độ tắc nghẽn tại các cảng lân cận đã tăng 6,7% so với tuần trước. Tính đến ngày 21/11/2021, ít nhất 75 tàu container vẫn đang chờ đợi chỗ đậu để giảm tải sau khi các chính trị gia đi thăm các cảng hai ngày trước, thông báo về sự sụt giảm 32% số lượng container tại các bến cảng trong hơn chín ngày.
Mặc dù tình trạng ách tắc đã hạ nhiệt tại châu Á nhưng không đồng đều giữa các cảng Trung Quốc. Tỷ lệ tắc nghẽn - tỷ lệ tàu chờ tàu ở cảng - tăng cao hơn 25% so với tỷ lệ trung bình ở Thiên Tân, trong khi đợt bùng phát Covid-19 ở cảng nhỏ hơn của Đại Liên đã làm giảm số lượng tàu container.
Cảng Manila (Philippines) tiếp tục chứng kiến tỷ lệ tắc nghẽn cao, với ít nhất 15 tàu container đang chờ dỡ hàng, so với 8 tàu đang được xử ltại cảng.
Tại Hoa Kỳ, các cảng Savannah, Georgia, tiếp tục ghi nhận tỷ lệ tắc nghẽn tồi tệ nhất trong số các cảng container lớn hơn ở mức 87,5%.
VITIC biên dịch từ Bloomberg