Cầu Lục Địa – Một trong những yếu tố then chốt của Vận tải Đa phương thức
(Cập nhật: 23/03/2023)Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chị trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở từ một điểm ở một nước đến một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng. Có rất nhiều hình thức vận tải đa phương thức, tuy nhiên, hôm nay, VILAS sẽ giới thiệu với bạn một hình thức vận tải chuyên vận chuyển container, đó chính là Transcontinential bridge – cầu lục địa được hiểu là đoạn vận chuyển trên đất liền nối liền với các đoạn hành trình đường biển
Có hai đặc điểm chính khi sử dụng hình thức vận tải này:
- Thứ nhất, có một vận đơn duy nhất được phát hành bởi Freight Forwarder trong suốt quá trình vận tải đa phương thức.
- Thứ hai, hàng hóa vẫn được giữ nguyên trong cùng một container trong xuyên suốt quá trình vận chuyển hàng hóa.
Cầu lục địa (landbridge) có thể được phân thành 4 loại chính
1. Landbridge:
- Theo mô hình này hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó, sau đó chuyển qua vận chuyển trên đất liền và cuối cùng vận chuyển tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Trong cách thức vận tải này, chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại dương.
- Việc vận chuyển hàng hóa trên đất liền thường sử dụng vận tải đường sắt vì nó cung cấp dịch vụ đường dài nhanh hơn.
Ví dụ: là để vận chuyển một container từ Nhật Bản đến châu Âu bằng cách sử dụng Cầu lục địa Bắc Mỹ như một cách để vượt qua đường vòng áp đặt bởi kênh đào Panama.
XEM THÊM: VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI TRONG LOGISTICS
2. Minibridge:
- Container được vận chuyển từ cảng một nước này qua cảng nước khác, sau đó vận chuyển bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp.
Ví dụ: Một lô hàng cần được vận chuyển từ cảng Mumbai của Ấn Độ đến thành phố Colorado của Mỹ. Vì Colorado là vùng “land locked” nên chỉ có thể vận chuyển đường biển tới New York USA và vận chuyển bằng đường sắt tới Colorado. Dòng lưu chuyển thực tế của hàng hóa từ cảng Mumbai của Ấn Độ đến cảng New York và vận chuyển tới Colorado được gọi là “Mini Landbridge”
3. Microbridge:
- Tương tự như Mini Brigde, khác ở chỗ nơi đến cuối cùng không phải là thành phố cảng mà là khu công nghiệp hay trung tâm thương mại trong nội địa.
Vi dụ: Một lô hàng từ Hàn Quốc muốn vận chuyển sang Chicago của Mỹ. Lô hàng sẽ được vận chuyển bằng đường biển từ cảng Busan của Hàn Quốc đến cảng Los Angeles của Mỹ và sẽ được vận chuyển bằng đường sắt tới khu công nghiệp tại Chicago.
4. Reverse microbridge:
- Nó tương tự như một microbridge nhưng cổng vào nằm trên một mặt tiền khác so với tuyến đường biển trực tiếp nhất. Một lô hàng vận chuyển từ các nước Châu Á đến Các nước Bắc Mỹ. Những lô hàng này không đi theo Landbridge ngắn nhất là kết nối với bờ Tây nước Mỹ, thay vào đó hàng sẽ chạy vào kênh đào Panama và tiến cập bến các cảng biển bờ Đông của các nước Bắc Mỹ.
Ví dụ: Một lô hàng từ Việt Nam xuất đi Chicago , Mỹ. Thay vì đi trực tiếp từ cảng Cát Lát đến cảng Long Beach trên bờ Tây của nước Mỹ và được vận chuyển bằng đường sắt vào Chicago, hàng hóa sẽ được vận chuyển qua kênh đào Panama và cập bến tại cảng Savannah của Mỹ và tiếp tục được vận chuyển bằng đường sắt vào Chicago.
Mặc dù mỗi thuật ngữ này đề cập đến một cấu hình dịch vụ vận chuyển nội địa cụ thể, thuật ngữ landbridge ngày càng được sử dụng như là thuật ngữ chung để gắn nhãn bất kỳ hình thức vận chuyển đường bộ nội địa hoặc dịch vụ nội địa cho phép vượt qua một phân đoạn hàng hải.