Angola sẵn sàng chi 445 triệu USD để xây dựng 21 trung tâm logistics
(Cập nhật: 01/12/2021)Angola-quốc gia xếp cuối bảng với thứ hạng 162/163 quốc gia trong Chỉ số Logistics của Ngân hàng Thế giới (LPI) 2018 quyết tâm đầu tư xây dựng 21 trung tâm logistics để “bước sang trang mới” về phát triển kinh tế, xã hội.
Chính phủ Angola có kế hoạch đầu tư hơn 445,5 triệu USD (392,3 triệu euro) để xây dựng các trung tâm logistics nhằm giảm thiểu những thách thức trong vận tải hàng hóa, vốn vẫn phụ thuộc nhiều vào vận tải đường bộ. Theo kế hoạch đến năm 2038 nước này sẽ có 21 trung tâm logistics để năng lực kết nối hàng hóa.
Trước mắt trong năm 2022, Angola có kế hoạch đưa vào hoạt động sáu nền tảng logistics, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiềm năng kinh tế to lớn của các địa phương và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hóa và dịch vụ của người dân và các doanh nghiệp.
Thông tin được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Angola- Ricardo de Abreu công bố hôm nay tại Soyo, tỉnh Zaire, tại lễ khởi động đấu thầu rộng rãi quốc tế về nhượng quyền, xây dựng, vận hành và quản lý thương mại của Nền tảng Logistics Soyo và Luvo, ở Zaire.
Tất cả các trung tâm logistics được xây dựng sẽ có các đặc điểm khác nhau và bổ sung cho nhau.
Những nỗ lực này cho thấy Angola đang thực hiện các bước đi cụ thể nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, bằng cách kích thích tăng sản lượng trong các lĩnh vực khác và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Thông qua việc thiết lập một mạng lưới logistics tối ưu hóa, được tích hợp bởi các lĩnh vực hàng hải, đất liền, đường sắt và hàng không, giao thương sẽ trở nên thuận lợi hơn và góp phần thu hút đầu tư quốc tế vào Angola.
Mạng lưới các nền tảng logistics sẽ là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế quốc dân. Quá trình xây dựng sẽ căn cứ trên các điều kiện các địa phương nơi thiết lập trung tâm logistics đó để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu kho, bảo quản và dòng chảy sản xuất từ sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên kết nối với các trung tâm công nghiệp.
Chi phí vận tải và logistics của Angola hiện vào khoảng 16,7% so với tổng sản phẩm quốc nội năm 2017, gấp đôi so với tại các nền kinh tế phát triển và đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế nước này.
Chú thích ảnh: Cảng Luanda (Angola)
Với khu vực SADC [Cộng đồng Phát triển Nam Phi], Mạng lưới Quốc gia về Nền tảng Logistics cũng sẽ là một yếu tố quyết định để củng cố vị trí địa chiến lược của Angola như một trung tâm tham chiếu cho việc xuất nhập hàng hóa ở miền Nam và Trung Phi.
Bộ trưởng Kinh tế, Mário Caetano João nhận định mạng lưới các nền tảng logistics này sẽ giúp thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực ở miền nam và trung Phi, thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của Angola”.
Hai thị trường với hơn 500 triệu dân cung cấp dung lượng đủ lớn cho các ngành sản xuất của Angola và các nền tảng logistics này phục vụ hiệu quả cho đất nước theo cách tốt nhất.
Những nền tảng logistics này góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp trong xuất khẩu, với các thị trường chính hiện tại là Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRCongo) và Cameroon. Các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu là xi măng, đồ uống có cồn, nước giải khát và bao bì. 4 thị trường này đang có được vị thế trong khu vực và Chính phủ nước này đang theo dõi và xem làm thế nào để loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Họ cũng đang nỗ lực mở rộng sản xuất đến các trung tâm ở khu vực phía đông, cụ thể là tỉnh Alto Catanga của Congo, với thủ phủ là Lubumbashi, trung tâm kinh tế chính của DRCongo.
Angola mong muốn có thể đến được hành lang Lubumbashi / Durban (Nam Phi), một hành lang rất tiềm năng về mặt kinh tế. Gần đây Angola đã xuất khẩu được một lượng đậu nhất định các nước láng giềng, ngoài ra còn có các loại củ và rau quả đến khu vực này.
Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo chính sách, quy định về logistics, số tháng 11/2021).